Chiếm dụng là gì ? Chiếm dụng vốn là gì? Cách giải quyết chiếm dụng vốn ?

Chiếm dụng là gì ? Chiếm dụng vốn là gì? Cách giải quyết chiếm dụng vốn ?

Ngày đăng: 06/09/2023

    Chiếm dụng là gì ? Chiếm dụng vốn là gì? Cách giải quyết chiếm dụng vốn ?

    Khái niệm chiếm dụng là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Chiếm dụng vốn là gì ? Các loại chiếm dụng vốn chủ yếu? Cách giải quyết chiếm dụng vốn? Nguyên nhân chiếm dụng vốn?

    Đối với những doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh như hiện nay thì tình trạng thiếu khát nguồn vốn đầu tư và duy trì hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Chính vì vậy, hiện nay nhiều doanh nhiệm đã bất chấp quy định của pháp luật để thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật, trong đó hoạt động chiếm dụng vốn thường hay xảy ra.

    Căn cứ pháp lý:

    • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
    • Luật kinh doanh bất động sản 2014;
    • Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;

    Khái niệm và cách giải quyết chiếm dụng vốn

    1. Chiếm dụng là gì?
    2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
    3. Chiếm dụng vốn là gì?
    4. Cách giải quyết chiếm dụng vốn:
    5. Nguyên nhân chiếm dụng vốn:

    1. Chiếm dụng là gì?

    Chiếm dụng là chiếm hữu và sử dụng không hợp pháp tài sản.

    Thực chất, chiếm dụng chính là việc chiếm hữu bất hợp pháp tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác một cách không ngay tình với mục đích vụ lợi, nhằm khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chiếm dụng là một trong những hành vi vi phạm quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tuỳ theo mức độ tính chất của hành vi chiếm dụng, người thực hiện có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính hay trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Ở Việt Nam, hành vi chiếm dụng tài sản với tư cách là quy định pháp luật dân sự để bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản lần đầu tiên được quy định trong văn bản có giá trị pháp lí cao, đó là Bộ luật dân sự năm 1995. Việc thể chế hóa hành vi chiếm dụng một cách toàn diện trên các khía cạnh dân sự, hành chính và hình sự có ý nghĩa, tác dụng rất to lớn trong việc bảo hộ các quyền dân sự, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, chống và phòng ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản nói chung trong đời sống xã hội.

    2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:

    3. Chiếm dụng vốn là gì?

    Khái niệm chiếm dụng vốn trái phép chưa có văn bản nào đưa ra quy định giải thích cho khái niệm trên. Căn cứ theo Khoản 5 Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định cụ thể như sau:

    “Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.”

    Tuy nhiên định nghĩa cụ thể chiếm dụng vốn trái phép là gì không được làm rõ.

    Thực tế, có thể hiểu chiếm dụng vốn là việc một bên kinh doanh chiếm hữu, sử dụng tạm thời và không phải trả phí đối với khoản phải trả cho khách hàng, đối tác… Hoạt động chiếm dụng vốn được diễn ra khá phổ biến hiện nay như: doanh nghiệp nhận tiền ứng trước hay đặt cọc của khách hàng; nợ tiền hàng của đối tác. Việc chiếm dụng vốn bị coi là trái phép khi việc chiếm dụng vốn trái với các quy định của pháp luật.

    4. Các loại chiếm dụng vốn chủ yếu

    Doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số loại hình chiếm dụng vốn hay được các doanh nghiệp sử dụng nhất:

    –  Chiếm dụng vốn của khách hàng

    Chiếm dụng vốn của khách hàng có thể được doanh nghiệp thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp có thể nhận tiền ứng trước hay tiền đặt cọc của khách hàng và số tiền này sẽ được ghi tương ứng khoản mục phải trả khách hàng trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, gần đây ngày càng nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức chiếm dụng vốn khác thông qua thẻ thành viên hoặc ví điện tử, đem lại nguồn vốn huy động lớn từ phía khách hàng.

    –  Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp

    Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cũng là một hình thực được nhiều doanh nghiệp sử dụng thông qua nợ tiền hàng của nhà cung cấp. Số tiền chiếm dụng này sẽ được ghi tương ứng khoản mục Phải trả người bán trong báo cáo tài chính. Việc chiếm dụng vốn này được nhiều nhà cung cấp chấp thuận, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc về lượng vốn và tần suất chiếm dụng để tránh gây mất uy tín của doanh nghiệp.

    –  Chiếm dụng vốn của Nhà nước

    Doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà nước thông qua việc chậm nộp các khoản thuế và các khoản lệ phí phải nộp khác. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi sử dụng hình thức chiếm dụng vốn này để tránh nhận phải những hình phạt từ phía chính quyền.

    4. Cách giải quyết chiếm dụng vốn:

    Trong giao dịch, nhiều trường hợp, hợp đồng chỉ là hình thức, thậm chí chỉ là hợp đồng miệng. Nên nội dung thường sơ sài. Chưa đúng nghĩa là hệ thống các Điều khoản Điều phối quy tắc ứng xử giữa các bên. Chưa kể, doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết pháp lý để ứng dụng trong soạn thảo hợp đồng. Ví dụ như cơ chế thưởng phạt, nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại. Khi có vi phạm, bên bị thiệt hại muốn phạt nặng cũng không có cơ sở để áp dụng. Trong khi nếu không bị phạt nặng thì không có ý nghĩa răn đe.

    Cũng phải nhìn nhận, tình trạng lợi dụng hợp đồng còn có nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh, thể chế pháp luật. Doanh nghiệp “lừa” nhau nhưng không có chế tài trừng phạt rõ ràng, vai trò của các hiệp hội kinh doanh còn mờ nhạt. Ngoại trừ một vài hiệp hội có kết nối hội viên thực sự, phần lớn chưa thực sự là cầu nối hợp tác kinh doanh, chia sẻ thông tin giữa các hội viên. Thực tế, có nhiều vụ lừa đảo liên hoàn mà doanh nghiệp không biết để đề phòng.

    Xử phạt đối với hành vi chiếm dụng vốn trái phép

    “4. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có một trong các hành vi sau đây:

    a) Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục quy định;

    b) Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các Điều kiện theo quy định;

    c) Trường hợp chuyển nhượng khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án; bên nhận chuyển nhượng không phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc không đủ năng lực tài chính theo quy định thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

    d) Bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô) hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định;

    đ) Huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết.”

    Bên cạnh đó, trong trường hợp các đối tượng chiếm dụng vốn trái phép có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 175 BLHS hiện hành quy định:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có Điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

    Như vậy, việc chiếm dụng vốn trái phép có thể bị xử phạt hành chính và hình sự. Tuy nhiên, dù bất kỳ hình thức phạt nào đi chăng nữa đều sẽ gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức bị chiếm dụng vốn trái phép. Bên cạnh đó những cá nhân, tổ chức có hành vi cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đồng thời ảnh hưởng đến danh dự, sự uy tín của bản thân cá nhân, doanh nghiệp.

    5. Nguyên nhân chiếm dụng vốn:

    Chiếm dụng vốn để phục vụ cho những nhu cầu cấp thiết hơn trong doanh nghiệp: Tận dụng vốn của bạn hàng là việc thường thấy của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta. Khi khoản nợ đã đến hạn nhưng nhận thấy quá hạn chưa lâu, các doanh nghiệp sẵn sàng gọi điện hoặc gửi văn bản xin bạn hàng gia hạn thời gian thanh toán. Họ đưa ra rất nhiều lý do khác nhau để thuyết phục bạn hàng đồng ý cho gia hạn. Trong số đó, có không ít doanh nghiệp thấy đối tác của mình dễ tính, họ xin gia hạn thanh toán nhiều lần. Với tâm lý chung của các nhà cung cấp, do lo sợ mất uy tín, không làm vừa lòng bạn hàng mới, đối tác mới; nên họ vẫn đồng ý cho người mua lùi lại thời gian thanh toán. Chính lẽ đó, các khách nợ cố tình kéo dài, chưa muốn thanh toán cho chủ nợ nhằm dùng đồng vốn đó để chi tiêu, phục vụ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù lý do không thanh toán không phải là khó khăn về tài chính.

    Chiếm dụng vốn do nguồn thanh toán chưa sẵn có: Đây là một trong những lý do và cũng là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp khách nợ hiện nay khi bị đòi nợ. Trong lúc này, đồng vốn của doanh nghiệp dư thừa hoặc luôn sẵn có là Điều ít xảy ra. Doanh đều phải lấy nguồn này để thanh toán cho nguồn kia; vốn dư thừa, nhàn dỗi không có, đồng vốn lúc nào cũng trong tình trạng xoay vòng, không ngừng nghỉ. Vốn thiếu, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách xoay sở để có đồng vốn, phải đi vay ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các bạn hàng đối tác.

    Hiện nay, một Doanh nghiệp để có sẵn nguồn thanh toán là rất khó, nếu không họ phải là những doanh nghiệp thực sự lớn mạnh, có tiềm lực về tài chính. Cho nên, các chủ nợ hy vọng hoặc đợi chờ các khách nợ có nguồn để thanh toán cho mình thì không biết phải chở đến khi nào. Chủ nợ phải là những doanh nghiệp sáng suốt, bất kỳ lúc nào cũng phải biết tạo ra và nắm lấy thời cơ để thu hồn vốn cho bản thân mình.

    chiếm dụng vốn là do hồ sơ thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở pháp lý: Bên cạnh lý do không thanh toán là do chưa có nguồn hoặc muốn chiếm dụng vốn; một lý do rất phổ biến khiến các khách nợ không muốn thanh toán là yếu tồ hồ sơ. Khi khách nợ phát hiện trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng hồ sơ còn thiếu và yếu về pháp lý; họ sẵn sàng lợi dụng kẽ hở này để kéo dài, không muốn thanh toán cho bên bán. Chẳng hạn như: Theo quy định trong hợp đồng, Biên bản xác nhận nghiệm thu khối lượng hàng hóa là căn cứ, cơ sở để hai bên thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên họ phát hiện hồ sơ hiện tại chưa có tài liệu này, họ sẽ vin vào đó để cố tình không thanh toán

     

    Zalo
    Hotline