Bị tai nạn lao động thì người lao động có được trả lương không ?

Bị tai nạn lao động thì người lao động có được trả lương không ?

Ngày đăng: 24/10/2022

    Tiền lương của người bị tai nạn lao động được xác định như thế nào? Đây là một trong nhiều vấn đề mà người lao động đặc biệt quan tâm và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ. Luật sư của Công ty luật Minh Khuê giải đáp một số trường hợp cụ thể:

    Mục lục bài viết

    1. Có được trả lương khi bị tai nạn lao động ?

    2. Lương làm căn cứ tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động?

    2.1 Mức hưởng tai nạn lao động:

    2.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động ?

    3. Bị tai nạn lao động có được xin nghỉ có được hưởng lương hưu không ?

    4. Bị tai nạn lao động trong khi hợp đồng lao động đã hết hạn thì có được nhận lương không?

    5. Tai nạn lao động thì có được trả lương không?

    1. Có được trả lương khi bị tai nạn lao động ?

    Thưa luật sư, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi bị tai nạn la động tại công ty từ 01 tháng nay nhưng công ty không trả lương cho tôi, vậy tôi phải làm gì để được hưởng lương theo luật mong quý công ty tư vấn cho tôi?

    Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

    Người gửi: H.H

    Trả lời:

    Thứ nhất, tai nạn lao động được xác định tại khoản 8 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

    "Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động."

    Tai nạn lao động phải là tai nạn làm suy giảm ít nhất 5% khả năng lao động. Bạn dựa trên quy định trên đây để biết mình có bị tai nạn lao động hay không.

    Thứ hai, nếu bạn bị tai nạn lao động thì trách nhiệm của người sử dụng khi người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:

    "Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

    9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

    10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

    11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này."

    Như vậy, trong thời gian bạn bị tai nạn lao động phải điều trị thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả đủ tiền lương, tiền bồi thường hoặc tiền trợ cấp tai nạn lao động cho bạn.

    Việc công ty không trả lương cho bạn là vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo điểm m khoản 2, Điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/ND-CP thì công ty có thể bị xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với hành vi:

    "m) Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định."

    Như vậy, nếu công ty không trả lương cho bạn thì bạn có thể nhờ Công đoàn công ty can thiệp. Nếu bạn vẫn không thỏa mãn thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở yêu cầu giải quyết. Tham khảo nội dung: Mức bồi thường tai nạn lao động là bao nhiêu ?

    2. Lương làm căn cứ tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động?

    Thưa luật sư, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp giúp: Em có người thân bị tai nạn lao động khi đi giám định thì kết quả là mất khả năng lao động 10%. Vậy luật sư cho em hỏi với tỷ lệ như vậy thì người thân của em được bồi thường theo chế độ bảo hiểm như thế nào và được tính theo mức lương tối thiểu chung hay mức lương tối thiểu vùng?

    Theo như em được biết là bảo hiểm bồi thường 5 tháng lương khi tỉ lệ là 5% còn cứ mỗi phần trăm tiếp theo thì 0,3 tháng là như thế nào vậy luật sư? Doanh nghiệp có bồi thường thêm gì cho người thân của em không?

    Mong luật sư tư vấn giúp. Em xin chân thành cảm ơn!

    >> Luật sư tư vấn lao động về tai nạn lao động trực tuyến, gọi: 0976.282.879

    Trả lời:

    2.1 Mức hưởng tai nạn lao động:

    Căn cứ Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

    "Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

    c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

    3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."

    Do người thân của bạn bạn bị suy giảm dưới 30% khả năng lao động cho nên bạn sẽ được nhận trợ cấp một lần với mức hưởng như sau:

    - Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

    - Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

    Công thức tính mức trợ cấp một lần được quy định tại khoản Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH:

    Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

    Trong đó:

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

    - m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    - t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ ngày 01/07/2018 thì mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng.

    2.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động ?

    khi người lao động bị tai nạn được quy định tại Điều 38Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

    9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

    10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

    11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này. Tham khảo nội dung: Tai nạn giao thông trên đường đi làm có được coi là tai nạn lao động?

    3. Bị tai nạn lao động có được xin nghỉ có được hưởng lương hưu không ?

    Thưa luật sư, xin hỏi: Bố của tôi tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, khi bố tôi về lấy vợ sinh con thì không may nhà tôi có một người bị dị tật. Năm 1993 bố tôi được nhận vào làm việc tại công ty A. Năm 2017, bố của tôi bị tai nạn lao động do sơ suất trong quá trình vận hành máy bị suy giảm 47% khả năng lao động. Tháng 01/2018, do vết thương tai nạn lao động tái phát, bố của tôi phải vào viện điều trị 20 ngày. Sau khi giám định lại, hội đồng y khoa kết luận bố tôi bị suy giảm 60% khả năng lao động. Do đã có tới 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, lại đã 55 tuổi nên bố của tôi làm đơn xin nghỉ hưu?

    Xin luật sư cho tôi biết, bố tôi nghỉ hưu bố tôi có được hưởng lương hưu không và chế độ hưởng tai nạn lao động sẽ như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư!

    Trả lời:

    Về chế độ tai nạn lao động: Bạn tham khảo bài viết sau: Tư vấn về chế độ tai nạn lao động, điều kiện và thủ tục hưởng tai nạn lao động?

    Về chế độ Bảo hiểm xã hội hưu trí:

    Chế độ an sinh xã hội cuối cùng mà bố của bạn được hưởng đó là chế độ bảo hiểm hưu trí. Đây là chế độ Bảo hiểm xã hội (có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc) nhằm đảm bảo tài chính cho người lao động khi họ hết khả năng lao động hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội nữa. Theo đó:

    Bố của bạn được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng do suy giảm khả năng lao động. Căn cứ vào quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm 60% khả năng lao động trở lên và có 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì được hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng.

    Trong tình huống trên, bố của bạn bị tai nạn lao động và được Hội đồng y khoa kết luận bị suy giảm 60% khả năng lao động (ở lần giám định thứ 2). Do đã có tới 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, lại đã 55 tuổi nên bố bạn muốn làm đơn xin nghỉ hưu. Như vậy, chiếu theo quy định trên của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bố của bạn có đủ điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí. Xem thêm nội dung: Chi trả chế độ cho người bị tai nạn lao động như thế nào?

    4. Bị tai nạn lao động trong khi hợp đồng lao động đã hết hạn thì có được nhận lương không?

    Thưa luật sư, xin hỏi ở công ty em xảy ra một vụ tai nạn lao động khi người lao động này đã hết hạn hợp đồng lao động với công ty mà công ty cũng không ký gia hạn. Vậy, em muốn biết trách nhiệm công ty phải bồi hoàn những gì? Lương và tiền khám chữa bệnh công ty có phải trả cho người lao động không ạ?

    Xin luật sư hướng dẫn. Trân trọng cảm ơn!

    Trả lời:

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ Luật lao động 2019:

    “Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”

    Theo đó, khi hết hạn hợp đồng lao động công ty bạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động này. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, khi đã hết hạn hợp đồng lao động với người lao động nếu người lao động này vẫn tiếp tục làm việc ở công ty thì nhân viên này vẫn được xác định là người lao động của công ty (theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019), còn nếu công ty đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động này thì đương nhiên giữa công ty và người lao động này không phát sinh bất cứ quyền và nghĩa vụ nào nữa (phải đáp ứng theo Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019).

    Trong trường hợp, người lao động vẫn đang làm việc ở công ty và bị tai nạn lao động:

    Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, do đó, căn cứ quy định pháp luật và theo thông tin bạn cung cấp thì trách nhiệm của công ty bạn với người lao động này như sau:

    +) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động.

    +) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động, tức là kể cả khi chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty vẫn phải thanh toán chi phí này cho người lao động.

    +) Trả lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    +) Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà hoàn toàn không do lỗi của chính người lao động gây ra với mức sau: ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% – 10% khả năng lao động, sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% và ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    +) Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật vệ sinh an toàn lao động với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

    Tóm lại: Công ty bạn sẽ phải trả tiền lương cho người bị tai nạn lao động đến khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải chi trả chi phí khám, chữa bệnh đến khi điều trị ổn định theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 nếu người lao động vẫn còn làm việc ở công ty. Xem thêm nội dung liên quan: Tư vấn về chế độ tai nạn lao động, điều kiện và thủ tục hưởng tai nạn lao động?

    5. Tai nạn lao động thì có được trả lương không?

    Thưa luật sư! Tôi dạy học ở trường công đã 20 năm có tham gia đóng góp đầy đủ bảo hiểm, trên đường đi đến trường tôi bị ngã xe và phải nghỉ làm 13 ngày. Sau khi đi làm nhà trường có chuyển hồ sơ giấy tờ của tôi sang bảo hiểm xã hội để thanh toán tiền lương cho tôi, nhưng bảo hiểm trả lời rằng trường hợp của tôi không được thanh toán bảo hiểm xã hội mà nhà trường có trách nhiệm chi trả.

    Vậy xin hỏi bảo hiểm trả lời như thế là đúng hay sai và nếu nhà trường chi trả thì sẽ lấy tiền từ nguồn nào để trả cho người lao động khi người lao động không làm việc trong 13 ngày đó?

    Tôi xin cảm ơn!

    >> Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 0976.282.879

    Trả lời:

    Bạn bị tai nạn lao động phải nghỉ làm 13 ngày, nếu như mức độ bị thương của bạn nhẹ, suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì bạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động của BHXH. Bởi theo quy định của Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì bạn phải đáp ứng điều kiện là:

    - Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động);

    - Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);

    - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong ba trường hợp nêu trên.

    Như vậy, nếu bạn không đáp ứng điều kiện trên thì bạn không được cơ quan bảo hiểm chi trả chế độ tai nạn lao động. Còn 13 ngày bạn nghỉ việc điều trị thì cơ quan bạn phải chi trả. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

    6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

    9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

    10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

    11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

    Do đó, trách nhiệm trả lương trong những ngày bạn nghỉ việc điều trị thì là cơ quan bạn sẽ chi trả. Tham khảo bài viết liên quan: Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động ?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0976.282.879 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Bình Dương - Group.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Liên hệ
    Zalo
    Hotline