Phân biệt Visa và Thẻ Tạm Trú cho người nước ngoài

Phân biệt Visa và Thẻ Tạm Trú cho người nước ngoài

Ngày đăng: 30/08/2022

    Phân biệt Visa và Thẻ Tạm Trú cho người nước ngoài

    Bạn có biết điểm giống nhau, khác nhau giữa visa – thẻ tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam?

    KHÁI NIỆM: VISA LÀ GÌ? THẺ TẠM TRÚ LÀ GÌ? 

    Việc hiểu rõ bản chất của thẻ tạm trú, của visa nói chung hay visa nhập cảnh, visa xuất cảnh nói riêng sẽ giúp bạn hiểu được phần nào đặc điểm của mỗi loại.

    • Visa(Thị thực hay thị thực xuất nhập cảnh) là giấy chứng nhận của Chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước của họ trong khoảng thời gian nhất định.
    • Thẻ tạm trúlà loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và thẻ tạm trú có giá trị thay thế thị thực (visa).

    Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp visa hoặc thẻ tạm trú dựa vào mục đích nhập cảnh cũng như thời gian lưu lại Việt Nam của người nước ngoài.

    PHÂN BIỆT: VISA VÀ THẺ TẠM TRÚ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

    1. Đối tượng
    Visa (thị thực) Thẻ tạm trú
    • Visa nhập cảnh: Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngắn hạn
    • Visa xuất cảnh: Người Việt Nam xuất cảnh nước ngoài

     

    • Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam dài hạn
    • Người nước ngoài (cùng vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc trong nhiệm kỳ) thuộc lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc hoặc liên chính phủ tại Việt Nam
    • Người nước ngoài nhập cảnh bằng visa: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT…

     

    1. Điều kiện cấp
    Visa (thị thực) Thẻ tạm trú
    • Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất nhập cảnh
    • Thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu tối thiểu 13 tháng
    • Đã đăng ký tạm trú tại công an xã, phường
    • Các điều kiện khác theo từng trường hợp xin cấp thẻ

     

    1. Mục đích xin cấp
    Visa (thị thực) Thẻ tạm trú
    • Các mục đích nhập cảnh Việt Nam ngắn hạn như: du lịch, công tác, hợp tác lao động, chương trình hội nghị, thăm người thân…
    • Các mục đích dài hạn như: đầu tư, hợp đồng lao động dài hạn, học tập hoặc nhập cảnh cùng ba, mẹ làm việc tại Việt Nam…

     

    1. Hình thức cấp
    Visa (thị thực) Thẻ tạm trú
    • Cấp cùng sổ hộ chiếu (dán trực tiếp vào từng trang của sổ hộ chiếu)
    • Cấp rời (thị thực rời)
    • Cấp qua mạng (thị thực điện tử)
    • Đóng dấu vào visa được cấp rời
    • Đóng dấu vào hộ chiếu

    Hình thức cấp rời (thị thực rời) sẽ được cấp trong các trường hợp sau: sổ hộ chiếu không còn trang để dán thị thực, hộ chiếu của quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cá nhân không có quốc tịch hoặc các trường hợp đặc biệt là ngoại giao, quốc phòng.

    1. Thời hạn và giá trị pháp lý
    Visa (thị thực) Thẻ tạm trú
    • Thời hạn từ 1 tháng – 5 năm (*)
    • Có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần
    • Thời hạn tối đa 2 năm, nhưng phải ngắn hơn tối thiểu 30 ngày so với thời hạn còn lại trên sổ hộ chiếu

    (*) Thời hạn tối đa 12 tháng khi thăm người thân và tối đa 5 năm khi xin visa đầu tư.

    Ưu điểm lớn nhất của thẻ tạm trú so với visa là bạn không cần phải làm thủ tục gia hạn mà vẫn có thể xuất nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn của thẻ tạm trú.

    → Vậy nên, nếu người nước ngoài thuộc đối tượng được cấp thẻ tạm trú và muốn lưu trú dài hạn tại Việt Nam để làm việc, công tác, du học… thì nên làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam thay vì mất thời gian và chi phí để làm thủ tục xin visa và gia hạn visa nhiều lần.

    1. Cơ quan cấp
    Visa (thị thực) Thẻ tạm trú
    • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
    • Đại sứ quán Việt Nam
    • Tổng Lãnh sự quán Việt Nam
    • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
    • Bộ Ngoại giao

    Lưu ý:

    Đối với trường hợp bị mất visa, bạn phải được Đại sứ quán Việt Nam xác nhận, sau đó mới có thể làm thủ tục xin cấp mới visa.

    CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    1. Thị thực rời là gì?

    Trả lời: Thị thực rời (hay visa được cấp rời) là 1 trong những hình thức cấp visa với các trường hợp như: sổ hộ chiếu không còn trang để dán thị thực, hộ chiếu của quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cá nhân không có quốc tịch hoặc các trường hợp đặc biệt là ngoại giao, quốc phòng.

    1. Visa và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?

    Trả lời: Điểm khác nhau cơ bản của visa và thẻ tạm trú là thời hạn: visa có giá trị ngắn hạn, thẻ tạm trú có giá trị dài hạn (hay còn được xem là visa dài hạn). Ngoài ra, còn có các  điểm khác nhau như: điều kiện, đối tượng được cấp, mục đích xin cấp, hình thức cấp và cơ quan có thẩm quyền cấp.

    1. Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì?

    Trả lời: Người nước ngoài muốn được cấp thẻ tạm trú phải lưu ý các điều kiện chung như: đã đăng ký tạm trú tại công an xã, phường; phải có hộ chiếu với thời hạn sử dụng còn lại tối thiểu 13 tháng và các giấy tờ đi lại quốc tế. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp xin cấp thẻ tạm trú mà người nước ngoài cần đảm bảo các điều kiện riêng khác nhau.

    1. Xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài ở đâu?

    Trả lời: Hiện nay, 2 cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và Bộ Ngoại giao.

    1. Khi nào được cấp visa, khi nào được cấp thẻ tạm trú?

    Trả lời: Người nước ngoài được cấp visa hay thẻ tạm trú sẽ căn cứ vào mục đích nhập cảnh và thời gian ở lại Việt Nam.

    Liên hệ
    Zalo
    Hotline