Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Ngày đăng: 16/10/2022

    TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

    Người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Công ty Luật Thịnh Vượng là công ty chuyên tư vấn để giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Dưới đây là một số nội dung chủ yếu khách hàng cần lưu ý trong tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường

    - Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    - Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

    2. Nguyên tắc bồi thường

    - Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

    - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    - Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

    3. Năng lực trách nhiệm bồi thường

    - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

    - Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu

    - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    -  Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

    4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp đặc biệt

       - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

    - Bồi thường thiệt hại do dùng chất kích thích.

    - Bồi thường thiệt hại khi người bị thiệt hại có lỗi.

    - Bồi thường thiệt hại của pháp nhân.

    - Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.

    5. Căn cứ bồi thường

                - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác.

    -  Gây thiệt hại về tài sản.

    - Gây thiệt hại về sức khỏe.

    - Gây thiệt hại về tính mạng

    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hộ trợ pháp lý

    Liên hệ
    Zalo
    Hotline