Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày đăng: 21/07/2022
     

    Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

    CÔNG TY TNHH LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP tự hào có đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý thành thạo xử lý các vụ việc giấy phép con. Hiện nay chúng tôi đang cung cấp Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với nhiều ưu điểm là dịch vụ trọn gói, nhanh chóng, chi phí hợp lý.

    HÃY GỌI NGAY TỔNG ĐẢI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ!


    Trước nhu cầu cấp bách của nhiều doanh nghiệp  và hộ kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, CÔNG TY TNHH LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả với chi phí rất hợp lý.

    1. Tại sao phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

    Theo quy định pháp luật, ngành nghề kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nên phải xin Giấy phép trước khi kinh doanh. Khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra mà chủ cở sở không xuất trình được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt hành chính, đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng đọc bài viết Xử phạt vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

    2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

    Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là các văn bản pháp luật sau đây:

    • Luật an toàn thực phẩm 2010
    • Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ
    • Thông tư số 58/2014/TT-BTC của Bộ tài chính
    • Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế.
    • Thông tư số 16/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế
    • Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế
    • Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

    3. Các cơ sở phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

    Theo điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010 thì:

    Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động trừ các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

    • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

    • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

    • Sơ chế nhỏ lẻ;

    • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

    • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

    • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

    • Nhà hàng trong khách sạn;

    • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

    • Kinh doanh thức ăn đường phố;

    • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

    3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

    Theo quy định của pháp luật, để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, về bảo quản thực phẩm, về vận chuyển thực phẩm, về chế biến thực phẩm, về phân phối và kinh doanh thực phẩm.

    4. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

    Hiện nay ở Việt Nam có ba bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tùy theo sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đó là:

    • Bộ Công thương: cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh các loại rượu bia, bánh kẹo v.v…
    • Bộ Y tế: cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh các loại thực phẩm chức năng
    • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm liên quan tới chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản.

    Để tra cứu chi tiết Bộ nào cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với từng cơ sở cụ thể, bạn hãy xem bài viết dưới đây:

    • Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Công thương: Các trường hợp và thủ tục
    • Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Y Tế: Các trường hợp và thủ tục
    • Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Các trường hợp và thủ tục

    5. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

    Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm hai bước như sau:

    • Bước 1: Xin xác nhận đã có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Bước 2: Xin Giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

    Để tìm hiểu cụ thể về thủ tục, hồ sơ và thời gian xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ, bạn vui lòng xem các bài viết sau:

    • Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Công thương: Các trường hợp và thủ tục
    • Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Y Tế: Các trường hợp và thủ tục
    • Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Các trường hợp và thủ tục

    6. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực ba năm kể từ ngày cấp.

    Trước sáu tháng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận để được gia hạn.

    7. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của CÔNG TY TNHH LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP

    a. Nội dung dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

    Chúng tôi sẽ thực hiện các việc sau cho khách hàng:

    • Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
    • Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
    • Tư vấn soạn thảo các loại tài liệu có liên quan;
    • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Khách hàng có thể lựa chọn một hoặc nhiều loại dịch vụ trên. Trường hợp khách hàng mong muốn chúng tôi hỗ trợ toàn bộ các thủ tục, CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP sẽ đưa ra gói dịch vụ trọn gói. Bạn sẽ toại nguyện mà không mất nhiều thời gian và chỉ với chi phí rất hợp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để sử dụng dịch vụ.

    b. Giá dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

    Chi phí trọn gói để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là từ 12.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào quy mô của đơn vị xin cấp Giấy chứng nhận.

    c. Quy trình dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm


    Nếu khách hàng còn thắc mắc về thủ tục, quy trình dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tình và hiệu quả nhất.

    Liên hệ
    Zalo
    Hotline