Quy trình, thủ tục chuyển địa điểm đầu tư từ ngoài vào trong khu công nghiệp (trên một tỉnh)

Quy trình, thủ tục chuyển địa điểm đầu tư từ ngoài vào trong khu công nghiệp (trên một tỉnh)

Ngày đăng: 22/11/2022
    Quy trình, thủ tục chuyển địa điểm đầu tư từ ngoài vào trong khu công nghiệp (trên một tỉnh)
     Quy trình thủ tục gồm có 02 giai đoạn:
    • Giai đoạn 1: Chấm dứt dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp.
    • Giai đoạn 2: Lập dự án đầu tư trong Khu công nghiệp.
    1. 1.   Giai đoạn 1: Chấm dứt dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp.

    1.1  . Nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư

    • Căn cứ pháp lí: Nghị định 118/2015  của  Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư
    • Hồ sơ gồm: + Quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư

           + Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

    • Thời hạn nộp hồ sơ: 15 ngày kể từ ngày ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

    1.2. Nhà đầu tư hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế nếu nhận được thông báo của Sở kế hoạch Đầu tư.

    1.3. Nhận kết quả: Sở Kế hoạch đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án mà không thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

    1.4. Thực hiện thanh lí dự án đầu tư.

    2. Giai đoạn 2: Lập dự án đầu tư trong Khu công nghiệp.

    2.1. Nộp hồ sơ đến ban quản lý các KCN thuộc UBND tỉnh

    • Hồ sơ cần chuẩn bị:

    STT

    Loại tài liệu

    Số lượng

    Ghi chú

    1

    Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư 

    01

    Luật sư cung cấp

    2

    Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư

    01

    Khách hàng cung cấp

    3

     Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

    01

    Khách hàng cung cấp

    4

     Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư

    01

    Khách hàng cung cấp

    5

     Đề xuất nhu cầu sử dụng đất

    01

    Luật sư cung cấp

     Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính
    • Cơ quan tiếp nhận: Bộ phận một cửa (BPMC) Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh ( Một số cơ quan chưa có BPMC nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương)
    • Trách nhiệm của cơ quan:  BQLKCNthụ lý hồ sơ,  ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình Giám đốc BQLKCN phê duyệt;
    • Thời hạn giải quyết

    Thời gian kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 (Ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;

    Thời gian xem xét cấp GCNĐT: 15 (Mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

    Lưu ý Thời gian nói trên chưa bao gồm thời gian thực hiện thủ tục thẩm tra dự án áp dụng trong trường hợp dự án có quy mô từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc rơi vào lĩnh vực đầu tư có điều kiện;

    Lệ phí:

    2.2 Nộp hồ sơ thay đổi đến cơ quan thuế và hải quan
    1. 1.      Đối với cơ quan thuế

    1.1.  Trường hợp chuyển địa điểm đầu tư trong cùng địa bàn tỉnh:

    Hồ sơ gồm: Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm đầu tư.

    1.2. Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh:

    - Tại nơi người nộp thuế chuyển đi.

    Hồ sơ khai gồm:

    STT

    Tài liệu

    Số lượng

    Ghi chú

    1

    Thông báo chuyển địa điểm đầu tư

    01

    Luật sư cung cấp

    2

    Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)

    01

    Khách hàng cung cấp

    3

    Thông báo tình trạng kê khai, nộp thuế của đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh

    01

    Luật sư cung cấp

    • Cơ quan tiếp nhận: Cục thuế nơi nhà đầu tư nộp hồ sơ chuyển địa điểm đầu tư
    • Thời hạn: 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai chuyển địa điểm của người nộp thuế.

    LƯU Ý: Khi doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh khác quận/huyện/tỉnh, doanh nghiệp cần chốt thuế với Cơ quan thuế hiện tại.

    Hồ sơ bao gồm:

    STT

    Các tài liệu

    Số lượng

    Ghi chú

    1

    Biên bản của doanh nghiệp họp về việc chuyển địa điểm đầu tư khác quận/huyện/tỉnh

    01

    Khách hàng cung cấp

    2

    Quyết định của doanh nghiệp về việc chuyển địa điểm đầu tư khác quận/huyện/tỉnh;

    01

    Khách hàng cung cấp

    3

    Công văn gửi thuế về việc xin chốt thuế để doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh khác quận/huyện/tỉnh;

    01

    Luật sư cung cấp

    4

    Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn kèm theo bảng kê hoá đơn chưa sử dụng.

    01

    Khách hàng cung cấp

    5

    Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp

    01

    Khách hàng cung cấp

     Trường hợp người nộp thuế thuộc Cục Thuế trực tiếp quản lý

    • Cơ quan tiếp nhận: Cục Thuế
    • Trách nhiệm của cơ quan: thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của người nộp thuế; có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế.
    • Thời hạn: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ điều chỉnh.

    Trường hợp người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý

    • Cơ quan tiếp nhận: Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đi và Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đến.
    • Trách nhiệm của cơ quan: Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đi phải lập thông báo tình hình nộp thuế của người nộp thuế gửi đến Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đến và Cục Thuế
    • Thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chuyển địa điểm.
    1. 2.      Đối với cơ quan hải quan nếu dự án đầu tư có hoạt động xuất nhập khẩu

    Thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.

    Hồ sơ chuẩn bị:

    STT

    Tên văn bản

    Số lượng

    Ghi chú

    1

    Đơn xin di chuyển địa điểm đầu tư

    01

    Luật sư cung cấp

    2

    Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển

    01

    Khách hàng cung cấp

    3

    Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển

    01

    Cơ quan hải quan cấp

    •  Cơ quan tiếp nhận: Cục Hải quan tỉnh, thành phố
    • Trách nhiệm của cơ quan Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra hồ sơ; khảo sát thực tế kho bãi. Sau đó, ra quyết định di chuyển.
    • Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    Liên hệ
    Zalo
    Hotline