Các bước tổ chức đấu thầu

Các bước tổ chức đấu thầu

Ngày đăng: 29/12/2022
    Các bước tổ chức đấu thầu

    Kinh tế thị trường mở cửa thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam các gói thầu có giá trị lớn trở thành miếng mồi ngon cho các công ty xây dựng. Vì vậy du cầu tìm kiếm một công ty Luật uy tín giúp họ làm các thủ tục và hồ sơ đấu thầu ngày càng nhiều. Sau đây công ty Luật Việt Tín xin đưa ra những quy định của pháp luật về quy trình tổ chức đấu thầu.

    Theo quy định của Luật Thương mại và Luật đấu thầu, quy trình tổ chức đấu thầu được tiến hành theo các bước sau:

    1. Bước 1: Mời thầu:

    Để tiến hành mới thầu, bên mời thầu cần tiến hành những công việc sau:

    – Sơ tuyển nhà thầu: Theo điều 217 luật thương mại, bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển những bên tham dự thầu nhằm lựa chọn được những bên tham gia dự thầu có khả năng đáp ứng được các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.

    Việc sơ tuyển nhà thầu nhằm đảm dảo rằng thư mời thầu sẽ được giới hạn trong phạm vi các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

    – Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu bao gồm những nội dung sau: thông báo mời thầu; những yêu cầu liên quan đến mặt hàng, dịch vụ được đấu thầu; phương pháp định giá, so sánh, xếp hạng, lựa chọn nhà thầu; những chỉ dẫn liên quan đến đấu thầu.

    Để đảm bảo được tính minh bạch và cơ hội cạnh tranh tối đa cho tất cả các nhà thầu, Hồ sơ mời thầu cần phải rõ ràng.

    Trường hợp bên mời thầu có sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã được sửa đổi bằng văn bản cho các bên tham gia dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là 10 ngày để các bên dự thầu có thời gian hoàn chỉnh được hồ sơ dự thầu của mình.

    Bên mời thầu có thể thu lệ phí phát hành hồ sơ mời thầu, chi phí về việc cung cấp Hồ sơ cho bên muốn tham gia dự thầu do bên mời thầu quy định.

    – Thông báo mời thầu: Để bảm đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu mà tất cả các gói thầu khi tổ chức đấu thầu phải được thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế.

    Thông báo mời thầu phải có đủ các yếu tố: tên địa chỉ của bên mời thầu; tóm tắt nội dung đấu thầu; thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu; có chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu;

    2. Bước 2: Dự thầu:

    Sau khi có thông báo mời thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự gia đấu thầu, nhà thầu là những thương nhân có đủ khả năng cung cấp mặt hàng, dịch vụ cho gói thầu.

    Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ được ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng thầu.

    Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên tham gia dự thầu về những điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp những câu hỏi của bên dự thầu và quản lý hồ sơ dự thầu đặt ra. Bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ cho bên tham gia dự thầu.

    Khi tham gia dự thầu, bên dự thầu có thể phải nộp 01 khoản tiền để bảo đảm dự thầu (được thể hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu) theo yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra để đảm bảo hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh dự thầu không được vượt quá 3% tổng giá trị được ước tính của hàng hóa dịch vụ đấu thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu sẽ được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.

    Bên dự thầu không được nhận lại lại tiền đặt cọc, ký quỹ tham gia dự thầu trong trường hộ rút hồ sơ dự thầu sau tời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương số tiền đặt cọc, ký quỹ.

    Cac-buoc-to-chuc-dau-thau

    Các bước tổ chức đấu thầu

    3. Bước 3: Mở thầu:

    Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.

    Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở một cách công khai, các bên dự thầu có quyền tham dự vào quá trình mở thầu.

    Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn sẽ không được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở, các bên dự thầu không được sửa hồ sơ sau khi đã mở thầu.

    Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu giải thích những nội dung chưa rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc giải thích hồ sơ dự thầu phải được lập thành văn bản.

    Khi mở thầu, bên mời thầu và bên dự thầu có mặt phải ký vào văn bản.

    Biên bản mở thầu phải có nội dung sau đây: Tên hàng hóa, dịch vu; ngày, giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của bên mở thầu, dự thầu; giá bỏ thầu của bên dự thầu; các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan nếu có.

    4. Bước 4: Đánh gá, so sánh hồ sơ dự thầu

    Hồ sơ dự thầu sẽ được đánh giá và so sánh theo từng địa chỉ dựa vào đó làm căn cứ đánh giá hoàn thiện. Những tiêu chuẩn trên được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác được ấn định từ trước khi mở thâu.

    Trong quá trình đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu bên tham gia dự thầu giải thích rõ những vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu. Yê cầu bên mời thầu và ý kiến bên dự thầu phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp bên mời thầu sửa đổi 01 số nội dung hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất các các bên tham gia dự thầu trươc thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên tham gia dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình.

    5. Xếp hàng, lựa chọn nhà thầu:

    Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng, lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền chọn nhà thầu.

    6. Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng

    Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho các bên tham gia dự thầu.

    Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kêt hợp đồng với những bên trúng thầu trên cơ sơ sau đây: kết quả đấu thầu; các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu; nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.

    Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định nhưng không được vượt quá 10% giá trị hợp đồng. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩ vụ hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên trúng thầu mới được nhận lại tiền đăt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ.

    Hi vọng những tư vấn trên giúp đỡ được công việc của bạn. Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan bạn liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

    Zalo
    Hotline