Thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư nói chung, thành lập chi nhánh công ty/doanh nghiệp nói riêng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh của các doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Lý do khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ trọn gói, có kết quả dịch vụ nhanh chóng và CHI PHÍ THẤP NHẤT THỊ TRƯỜNG.
Khi thành lập chi nhánh, bạn cần lưu ý thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài (doanh nghiệp có quốc tịch nước ngoài) là khác nhau. Cụ thể như sau1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc thành lập chi nhánh công ty/doanh nghiệp
a. Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc thành lập chi nhánh công ty/doanh nghiệp Việt Nam
Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc thành lập chi nhánh công ty được thành lập tại Việt Nam là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp
b. Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc thành lập chi nhánh công ty/doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Thương mại năm 2005
- Nghị định 07/2016 của Chính Phủ ngày 25 tháng 01 năm 2016 Quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Thông tư 143/2016/TT – BTC của Bộ Tài Chính ngày 26/09/2016 Quy định mức thu, nộp lệ phí cấp phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
2. Thế nào là chi nhánh công ty/doanh nghiệp ?
Chi nhánh công ty/doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Khác với văn phòng đại diện chỉ được phép tiến hành các công việc xúc tiến thương mai, đại diện giao thương, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp trong đó có chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc một vài chi nhánh tại một đơn vị hành chính, tùy theo yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
a. Quyền của chi nhánh công ty/doanh nghiệp
Chi nhánh công ty nước ngoài có quyền thực hiện các việc sau:
- Về hoạt động, chi nhánh công ty có thể thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh, có con dấu mang tên chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Về kinh doanh, chi nhánh công ty có thể giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động, thực hiện các hoạt động thương mại phù hợp với giấy phép thành lập.
- Về nhân sự, chi nhánh công ty có thể tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh.
- Về tài chính kế toán, chi nhánh công ty có thể mở tài khoản bằng VNĐ. Chi nhánh công ty nước ngoài có thể mở tài khoản bằng VNĐ, ngoại tệ, được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Ngoài ra, chi nhánh công ty còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của chi nhánh công ty/doanh nghiệp
Chi nhánh công ty có nghĩa vụ thực hiện các việc sau:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với chi nhánh công ty nước ngoài thì trong trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính Việt Nam chấp thuận.
- Báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài/điều kiện thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài
Các doanh nghiệp Việt Nam có quyền thành lập chi nhánh khá dễ dàng. Tuy nhiên, không phải mọi thương nhân nước ngoài đều có thể thành lập chi nhánh tại Việt Nam mà cần thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Công ty đã được thành lập, đăng ký theo quy định pháp luật nước mà có điều ước quốc tế với Việt Nam hoặc được pháp luật nước này thừa nhận
- Công ty đã đi vào hoạt động ít nhất 05 năm kể từ khi thành lập, đăng ký
- Đối với những nước có quy định về thời hạn hoạt động thì công ty nước ngoài muốn mở chi nhánh tại Việt Nam phải còn thời hạn ít nhất 01 năm
- Nôi dung hoạt động của Chi nhánh phù hợp với những cam kết về mở của thị trường mà Việt Nam đã tham gia trong các điều ước quốc tế và phù hợp ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
- Một thương nhân nước ngoài chỉ được thành lập tối đa một chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vị một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty
a. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty Việt Nam
Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh đối với các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
b. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài
Trừ trường hợp luật chuyên ngành chưa quy định thì Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài.
5. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
a. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty Việt Nam
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh tại Sở Kế hoạch đầu tư tại địa phương đặt chi nhánh.
Bước 2: Trong 03 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ hồ sơ, nếu hồ sơ thiếu sót sẽ yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Sở kế hoạch đầu tư tại địa phương đặt chi nhánh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, đồng thời gửi thông tin cho Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê.
b. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Bước 1: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh tại Bộ Công Thương. Hồ sơ thành lập có thể nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
Bước 2: Trong 03 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ hồ sơ, nếu hồ sơ thiếu sót sẽ yêu cầu các thương nhân bổ sung.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phép giấy chứng nhận hoạt động cho chi nhánh. Nếu hồ sơ cần xin ý kiên của các cơ quan chuyên môn khác thì thời hạn đó có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 ngày.
6. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
a. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty Việt Nam
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty Việt Nam gồm các tài liệu sau đây:
- Thông báo lập chi nhánh;
- Quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (bản sao);
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh (bản sao).
b. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Thương nhân khi tiến hành thành lập chi nhánh công ty nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động chi nhánh (theo mẫu) của Bộ Công Thương do người đại diện của công ty nước ngoài ký
- Bản sao giấy hoạt động hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương của công ty nước ngoài
- Quyết định bổ nhiệm, cử người đứng đầu Chi nhánh của công ty nước ngoài
- Bản sao dự thảo Điều lệ hoạt động của Chi nhánh
- Bản sao công chứng hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân của người đứng đầu Chi nhánh;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh
7. Thời hạn xem xét đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty
Đối với công ty Việt Nam, thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập chi nhánh là 03 đến 05 ngày làm việc từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Đối với công ty có vốn nước ngoài, thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập chi nhánh là 07 đến 15 ngày làm việc từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
8. Lệ phí thành lập chi nhánh công ty
Lệ phí thành lập chi nhánh công ty Việt Nam là 300.000 VNĐ.
Lệ phí thành lập chi nhánh công ty nước ngoài là 3.000.000 VNĐ.
9. Thời hạn giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Lưu ý là đối với chi nhánh công ty Việt Nam, pháp luật không có quy định về thời hạn. Tuy nhiên, đối với chi nhánh công ty có vốn nước ngoài, Giấy phép thành lập chi nhánh có thời hạn là 5 năm, tuy nhiên cần lưu ý là thời hạn của giấy phép chi nhánh không được vượt qua hời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
Khi hết hạn, giấy phép có thể được gia hạn với thời hạn là 5 năm với điều kiện thời hạn này không vượt quá thời gian còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
10. Các trường hợp không cấp phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp nước ngoài nếu doanh nghiệp phạm phải một trong các điểm sau đây:
- Doanh nghiệp không đáp ứng một trong những điều kiện quy định đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh.
- Doanh nghiệp không được cấp giấy phép thành lập chi nhánh trong thời gian hai năm kể từ ngày bị thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Việc thành lập chi nhánh bị hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
11. Lưu ý về thành lập chi nhánh công ty
Lựa chọn địa điểm làm trụ sở khi thành lập chi nhánh công ty
Khi lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động, các quy định liên quan của luật doanh nghiệp. Cần đặc biệt lưu ý là không được chọn chung cư làm địa điểm hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra, trụ sở của chi nhánh không được dùng để cho mượn, cho thuệ lại.
Đặt tên khi thành lập chi nhánh công ty
Khi đặt tên cho chi nhánh công ty, cần lưu ý các quy định sau của pháp luật:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp nước ngoài kèm theo cụm từ “Chi nhánh”
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Biển tên phải hiển thị tên của chi nhánh bên dưới và nhỏ hơn tên của doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp cũng phải tuân thủ quy đinh này khi chuẩn bị các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
Những quy định về hoạt động và quản lý cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
Khi quyết định thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về hoạt động của chi nhánh sau khi được thành lập. Do vậy, chúng tôi có bài viết Quy định về hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam – rất mong bài viết sẽ là tư vấn bổ ích cho các bạn.
12. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài của công ty Luật Thái An
Nội dung công việc bao gồm:
- Tư vấn điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- Tư vấn hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- Tư vấn trình tự thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- Đại diện khách hàng xử lý, soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- Thực hiện những công việc sau khi thành lập chi nhánh (sử dụng dấu, soạn thảo nội quy, kê khai thuế …)
Lý do bạn nên sử dụng dịch vụ pháp lý tại công ty Luật Thái An
- CHÚNG TÔI CAM KẾT PHÍ DỊCH VỤ CẠNH TRANH NHẤT THỊ TRƯỜNG
- Tư vấn miễn phí về trình tự thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
- Giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc thành lập chi nhánh công ty nước ngoài cũng như các vấn đề khác liên quan tới tư vấn đầu tư nước ngoài
- Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục của khách hàng là luật sư có chuyên môn, kinh nghiệm
- Hồ sơ được soạn thỏa nhanh chóng, phù hợp pháp luật
- Giao kết quả dịch vụ nhanh chóng
- Thông tin khách hàng cung cấp được bảo mật