Quy định của pháp luật về việc mua bán cổ phần trong công ty cổ phần

Quy định của pháp luật về việc mua bán cổ phần trong công ty cổ phần

Ngày đăng: 11/11/2022
    Chào bán cổ phần là một hình thức tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần thông qua việc tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó. Vậy công ty có mua lại được cổ phần của cổ đông trong công ty mình hay không ? Bài viết phân tích cụ thể:
    Mục lục bài viết

    1. Quy định của pháp luật về việc mua bán cổ phần trong công ty cổ phần

    1.1 Khái quát chung về cổ phần và công ty cổ phần

    1.2 Một số đặc điểm cơ bản về công ty cổ phần

    1.3 Các loại cổ phần

    1.4 Đặc điểm về tư cách pháp nhân

    1.5 Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần

    2. Công ty mua lại cổ phần của cổ đông trong công ty có được hay không ?

    2.1 Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

    2.2 Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

    3. Hậu quả pháp lý từ việc công ty mua lại cổ phần

    1. Quy định của pháp luật về việc mua bán cổ phần trong công ty cổ phần
    1.1 Khái quát chung về cổ phần và công ty cổ phần

    Công ty cổ phần là gì ?

    Theo quy định tại Điều 111 luật doanh nghiệp năm 2020 Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:

    • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
    • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
    • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
    • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
    • Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Công ty cp có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
    1.2 Một số đặc điểm cơ bản về công ty cổ phần

    Công ty cp có rất nhiều đặc điểm đặc biệt khác với các loại hình doanh nghiệp khác.

    Về cổ đông công ty 

    Thành viên công ty cp được gọi là các cổ đông. Cổ đông là những người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.

    Pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa. Điều này giúp công ty cp có thể mở rộng số lượng thành viên tuỳ theo nhu cầu của mình.

    Vốn điều lệ của công ty 

    Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

    Vốn điều lệ của công ty cp được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào công ty bằng cách mua cổ phiếu, có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.

    1.3 Các loại cổ phần

    Theo quy định tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, có các loại cổ phần như sau:

    • Cổ phần phổ thông;
    • Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có các loại sau:
    • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
    • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
    • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
    • Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

    Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

    1.4 Đặc điểm về tư cách pháp nhân

    Theo Bộ Luật Dân Sự năm 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    • Được thành lập hợp pháp;
    • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
    • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
    • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Công ty cp có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các tranh chấp dân sự, thương mại nếu có. Công ty có quyền sở hữu tài sản riêng. Các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty chứ không sở hữu tài sản của công ty.

    1.5 Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần

    Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn:

    • Công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản công ty.
    • Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng số vốn góp vào công ty.
    Khả năng huy động vốn 

    So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt. Giống như các loại hình công ty khác, công ty cp có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty cp có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 

    1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cp phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Việc phát hành cổ phiếu là một điểm mạnh mà công ty trách nhiệm hữu hạn không có được.
    2. Công ty cp có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

    Cơ chế huy động vốn linh hoạt này là một trong những ưu điểm. Cá nhân, tổ chức thành lập công ty cp để họ có thể chủ động hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu.

    Đại hội đồng cổ đông

    Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cp. 

    Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    • Thông qua định hướng phát triển của công ty;
    • Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
    • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
    • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
    • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
    • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
    • Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
    • Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
    • Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
    • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
    Hội đồng quản trị công ty cổ phần 

    Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

    Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Thành viên hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông công ty bầu. 

    Hội đồng quản trị bầu một thành viên của hội đồng quản trị làm chủ tịch hội đồng quản trị

    2. Công ty mua lại cổ phần của cổ đông trong công ty có được hay không ?
    • Công ty có thể mua lại cổ phần từ cổ đông vì những do khác nhau:
    • Theo yêu cầu của cổ đông
    • Theo yêu câu của công ty
    2.1 Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

     Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông:

    Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình khi:

    Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty.

    Trình tự, thủ tục mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông:

    Yêu cầu của cổ đông phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về một trong các vấn đề trên.

    Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

     Giá cổ phần mua lại được xác định dựa trên giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

    Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá.

    Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng

    2.2 Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

    Theo quy định tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc công ty mua lại cổ phần theo quyết định của công ty:

    Các loại cổ phần của cổ đông mà công ty có thể mua lại:

    Cổ phần phổ thông: công ty có thể mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán

    Cổ phần ưu đãi cổ tức: công ty có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán

    Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại cổ phần như sau:

    Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng

    Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần.

    Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp công ty mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty.

    Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;

    Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mua lại cổ phần như sau:

    Đại hội đồng cổ đông quyết định mua lại từ 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán.

    Trình tự, thủ tục công ty mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty:

    Công ty phải được thông báo về quyết định mua lại cổ phần cho các cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình đến công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo.

    3. Hậu quả pháp lý từ việc công ty mua lại cổ phần

    Công ty chỉ được thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Cổ phần được mua lại được coi là cổ phần chưa bán. Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ.

    Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu

    Sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần được mua lại. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn doanh nghiệp số: 0976.282.879 hoặc liên hệ email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Bình Dương - Group 

    Trân trọng./.

    Liên hệ
    Zalo
    Hotline