Người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Vậy pháp luật Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh vấn đề người nước ngoài góp vốn vào công ty VIệt Nam như thế nào? Hãy cùng CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP tìm hiểu vấn đề trong bài viết dưới đây. Đồng thời, CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP tự hào cung cấp dịch vụ pháp lý để người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam, với chi phí trọn gói thấp nhất.
1. Căn cứ pháp lý để người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Căn cứ pháp lý để người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam là các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật đầu tư 2014
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP
2. Các hình thức người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để góp vốn vào các công ty Việt Nam:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thực hiện theo thủ tục sau:
- Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư;
- Sau khi nhận được thông báo, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
- Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
3. Thủ tục người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Trường hợp phải đăng ký góp vốn:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, bao gồm:
- Văn bản đăng ký mua phần vốn góp với nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến mua phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Bước 3: Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Trường hợp không phải đăng ký góp vốn:
- Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
4. Thời gian thực hiện thủ tục người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
- Thời gian đối với việc đăng ký với cơ quan nhà nước: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Thời gian thay đổi thông tin doanh nghiệp: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP
- Tư vấn điều kiện khi mua vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn trình tự thủ tục mua phần vốn góp;
- Tư vấn, soạn thảo, rà soát hồ sơ tài liệu khi tiến hành thủ tục mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
- Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, tài liệu, trực tiếp thực hiện mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước