Lừa góp vốn kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản ? Thủ tục khởi kiện hành vi lừa đảo

Lừa góp vốn kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản ? Thủ tục khởi kiện hành vi lừa đảo

Ngày đăng: 22/10/2022
    • Lừa góp vốn kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản ?
    • Thủ tục khởi kiện hành vi lừa đảo
    • Xem thông tin Luật sư Nguyễn Thế Thiện

    Hành vi lừa đảo diễn biến dưới nhiều dạng thức khác nhau nhưng đa phần các hành vi này đều đánh vào lòng tin, niềm tin vào vỏ bọc đã được tạo dựng sẵn nhằm hướng đến mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

    Mục lục bài viết

    1. Lừa góp vốn kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản?
    2. Bị lừa tiền bán quần áo có thể kiện tội gì?
    3. Bạn lừa lấy luôn xe của mình có đòi lại được?
    4. Người tình lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý?
    5. Vay tiền không trả có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Đối chiếu với trường hợp của anh chị

    1. Lừa góp vốn kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản?

    • Thưa luật sư! tôi có một việc nhờ luật sư tư vấn giúp tôi! Mẹ tôi bị một người đàn ông lừa, nói là sẽ cho vốn làm ăn, chỉ cần mẹ tôi đầu tư thêm 30 triệu nữa là được.
    • Ông nói rằng kinh doanh hạt điều dễ sinh lời, mẹ tôi mang tất cả tiền vàng trong nhà theo ông. Ông chở mẹ từ Đồng Tháp lên đến thành phố Hồ Chí Minh bằng xe gắn máy. Rồi khi đến bệnh viện Chợ Rẫy ông bảo mẹ xuống xe, rồi sau đó chạy đi mất. Tất cả tiền bạc đều ở trong xe. Mẹ biết người này qua lời giới thiệu của một cô cùng xóm, nhưng khi chuyện đổ vỡ thì cô này nói chỉ biết sơ sơ về ông này thôi, chỉ biết "ông này ở thành phố giàu lắm, quê gốc ở An Giang, chết vợ 6 năm". Giờ chỉ biết tên và số điện thoại di động. Giờ mẹ tôi có thể kiện ông này được không?

    Trả lời:

    Theo những thông tin trong tư bạn trình bày, thì người đã lấy tiền của mẹ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội danh sau:

    1. Ý định chiếm đoạt nảy sinh trước thời điểm thực hiện hành vi - chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối

    Căn cứ pháp lý: Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

    Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

    Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

    • Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
    • Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối
    • Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

    Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

    Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

    Tuy nhiên cần lưu ý:

    1. Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định. Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng ( như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

    Tùy theo tình tiết của vụ án, hình phạt cụ thể như sau:

    Hình phạt chính Hình phạt bổ sung

    • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (với khoản 1) 

    Có thể bị:

    • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
    • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
    • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (với khoản 1)
    • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (với khoản 2)
    • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (với khoản 3)
    • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (với khoản 4)
    2. Ý định chiếm đoạt tài sản thực hiện sau khi thực hiện hành vi:  Cơ sở pháp lý: Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

    Về mặt khách quan của tội phạm:

    Về hành vi:

    • Người phạm tội chiếm hữu tài sản của người bị hại một cách hợp pháp thông qua các hình thức vay mượn, thuê tài sản của người bị hại hoặc nhận tài sản của người bị hại dưới các hình thức hợp đồng.
    • Sau khi chiếm hữu tài sản của người bị hại thông qua một trong các hình thức trên, nhưng người phạm tội không thực hiện những gì đã cam kết với người bị hại mà dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản cho người bị hại.

    Về mặt hậu quả:

    • Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản của người bị hại có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    Về mặt chủ quan của tội phạm:

    • Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.

    Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người bị hại, đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

    • Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại trái pháp luật.

    Mặt khách thể của tội phạm:

    • Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

    Về mặt chủ thể của tội phạm:

    • Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
    2. Bị lừa tiền bán quần áo có thể kiện tội gì?

    Xin chào quý luật sư!

    • Nửa tháng trước đây tôi có bán một số hàng quần áo trị giá 10 triệu 700 ngàn đồng cho một khách hàng. Chị ta cho tôi địa chỉ nhà bố mẹ đẻ và yêu cầu tôi giao hàng đến tận nhà và hứa sẽ thanh toán ngay một nửa. Khi tôi giao hàng đến nơi chị ta không có nhà, bố mẹ chị ta nhận hàng và chị ta hẹn lại tôi 8h tối ngày hôm đó đến lấy tiền. Tối hôm đó khi chuẩn bị đi thì chị ta gọi điện cho tôi và hẹn sáng mai đến lấy.
    • Sáng hôm sau tôi đến nhà nhưng không gặp được chị ta. Tiếp tục một vài lần như vậy khi tôi gọi điện thoại hay nhắn tin chị ta đều hẹn hôm sau đến, nhưng không lần nào chị ta trả tiền như đã hẹn. Mỗi lần thất hẹn chị ta đều lấy lý do nhưng khi tôi hỏi khéo bố mẹ chị ta thì mới biết những lý do đó đều không đúng sự thật. Thậm chí khi tôi nghi ngờ chị ta đang lừa mình thì chị ta chửi tôi thậm tệ và còn dọa sẽ làm cho tôi không làm ăn được.

    Xin hỏi tôi có thể kiện chị ta không, nếu kiện thì có thể kiện vì tội gì ?

    Trả lời:

    Thứ nhất, xác định tội danh của người mua hàng

    • Theo quy định tại Điều 174 BLHS: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng" hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng "đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm" hoặc "đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" hoặc "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội" hoặc "tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ" thì bị truy cứu theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Tùy theo tình tiết của vụ án, hình phạt cụ thể như sau:

    Hình phạt chính Hình phạt bổ sung

    • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (với khoản 1) 

    Có thể bị:

    • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
    • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
    • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (với khoản 1)
    • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (với khoản 2)
    • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (với khoản 3)
    • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (với khoản 4)
    Thứ hai, thủ tục tố cáo hành vi lừa đảo

    Ở trên chúng tôi phân tích về hành vi vi phạm của người mua hàng của bạn dựa trên quy định của pháp luật hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó, chúng ta xác nhận hành vi của người này cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách giải quyết theo con đường hình sự như sau:

    • Bạn làm đơn tố giác hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan công an cấp quận/huyện nơi thực hiện hành vi phạm tội. Tức là nơi mà bạn giao hàng cho người phụ nữ kia được xác định là nơi thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, đơn tố giác của bạn phải được gửi đến cơ quan công an quận/huyện nơi đây.
    • Kèm theo đơn tố giác bạn phải gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc tồn tại trên thực tế một hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà trong đó bạn là nạn nhân. Bạn có thể cung cấp cho cơ quan chứng năng các đoạn hội thoại giữa 2 bên.

    Sau khi có đơn tố giác, cơ quan chứng năng sẽ vào cuộc điều tra, xác minh, nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

    3. Bạn lừa lấy luôn xe của mình có đòi lại được?
    • Luật Bình Dương - Group  giải đáp các thắc mắc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các vấn đề liên quan.

    Trả lời:

    • Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
    • "Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
    1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
    2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

    Theo quy định tại Điều 174 BLHS: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng" hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng "đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm" hoặc "đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" hoặc "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội" hoặc "tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ" thì bị truy cứu theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Tùy theo tình tiết của vụ án, hình phạt cụ thể như sau:

    Hình phạt chính Hình phạt bổ sung

    • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (với khoản 1) 

    Có thể bị:

    • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
    • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
    • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (với khoản 1)
    • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (với khoản 2)
    • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (với khoản 3)
    • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (với khoản 4)

    4. Người tình lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý?

    • Xin chào luật sư, tôi có quen một người là anh A (tôi xin được giấu tên). Trước khi quen anh A bảo với tôi là anh A chưa có gia đình. Trong thời gian quen nhau, anh A có mượn tổng số tiền của tôi là 15 triệu. Sau đó, anh A có hứa hẹn sẽ kết hôn với tôi nhưng đến khi tôi mang thai được 05 tháng tôi mới phát hiện anh A đã có vợ và có con.
    • Tôi có bằng chứng ghi âm được cuộc nói chuyện giữa tôi và anh A với nội dung anh A thừa nhận nợ tôi số tiền trên. Nếu giờ tôi muốn kiện anh A để lấy lại số tiền thì có được không?

    Mong sớm nhận được hồi đáp của luật sư, tôi xin cảm ơn!

    Trả lời:

    • Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng" hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng "đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm" hoặc "đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" hoặc "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội" hoặc "tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ" thì bị truy cứu theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Tùy theo tình tiết của vụ án, hình phạt cụ thể như sau:

    • Hình phạt chính Hình phạt bổ sung
    • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (với khoản 1) 

    Có thể bị:

    • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
    • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
    • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (với khoản 1)
    • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (với khoản 2)
    • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (với khoản 3)
    • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (với khoản 4)

    Như thông tin bạn cung cấp, anh A có vay bạn 15 triệu đồng và có thừa nhận rằng vay bạn số tiền này.

    Do đó:

    • Trường hợp thứ nhất, anh A vay tiền của bạn sau đó bỏ trốn, không liên lạc được hoặc dùng số tiền vay từ bạn vào mục đích bất hợp pháp như buôn bán ma túy, buôn lậu, kinh doanh các ngành nghề pháp luật cấm,... hoặc có thể ngay từ đầu, anh A đã lừa dối bạn để cho anh A vay tiền với mục đích kinh doanh nhưng không sử dụng đúng mục đích ban đầu và cuối cùng anh A không trả lại cho bạn. Lúc này, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS, bởi lẽ hành vi của anh A đã đủ điều kiện cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn với số tiền là 15 triệu đồng. Hình phạt của anh A có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    • Trường hợp thứ hai, nếu anh A vẫn hứa hẹn sẽ trả tiền cho bạn, anh A không có ý định bỏ trốn mà vẫn liên lạc thường xuyên với bạn, lúc này, bạn có thể nộp đơn khởi kiện dân sự anh A đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi anh A đang cư trú (có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc có thể là nơi đăng ký tạm trú). Hành vi này của anh A chưa đủ điều kiện cấu thành tội hình sự mà chỉ là vi phạm nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng vay, mượn, do đó, bạn chỉ có thể khởi kiện anh A lên Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết để yêu cầu anh A trả lại bạn số tiền 15 triệu mà anh A đã vay của bạn theo khoản 3 Điều 26, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

    Như vậy, tùy vào từng trường hợp cũng như tùy vào tình tiết, bằng chứng bạn đưa ra thì bạn có thể khởi kiện anh A về mặt dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng vay, hợp đồng mượn hoặc bạn có thể làm đơn tố giác anh A về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn tại cơ quan Công an nơi bạn đang cư trú hoặc nơi anh A cư trú.

    5. Vay tiền không trả có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    • Tôi có cho anh A mượn 20 triệu đồng. Đến nay, đã hết thời hạn trả nợ hơn 1 năm nhưng anh Nam vẫn chưa trả nợ. Tôi đã nhiều lần tìm đến nhà đòi nợ nhưng anh ta cố tình trốn tránh, gọi điện thoại mà cố tình không bắt máy. Sau một thời gian tôi phát hiện anh ta đã bỏ trốn khỏi nhà. Giờ tôi không biết anh ta ở đâu và làm gì.

    Vậy tôi xin hỏi anh ta có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Tôi phải giải quyết như nào trong trường hợp này?

    Trả lời:

    • Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    1. đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    2. đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    3. gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    4. tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”

    Theo đó, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt được tài sản đó.

    Như vậy, để xem xét có cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì trước hết phải xem xét người đó có dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt được tài sản không. Thủ đoạn gian dối này phải có trước hành vi chiếm đoạt và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bị hại tin là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

    Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
    • “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.“

    Đối chiếu với trường hợp của anh chị

    Thứ nhất, Nếu có căn cứ chứng minh rằng người vay tiền đã lừa dối khiến bạn tin tưởng và cho vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
    Thứ hai, Đối với trường hợp ban đầu bạn và người vay tiền đã giao kết hợp đồng vay tiền tự nguyện, thiện chí, sau đó người vay mới phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì hành vi này lại không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Ở trường hợp này, anh Nam đã có hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản và số tiền chiếm đoạt là 20.000.000 đồng thì anh Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

    Trong trường hợp này, anh chị nên gửi đơn tố giác đến cơ quan công an để được điều tra, làm rõ về hành vi của anh A. Qua quá trình xác minh, làm rõ mà chứng minh được hành vi của anh A đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xử lý hình sự đối với anh A.

    Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Bình Dương - Group

    Chủ đề liên quan

    1. Mẫu đơn khởi kiện mới nhất năm 2022 và Cách viết đơn khởi kiện
    2. Luật sư tư vấn hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    3. Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất năm 2022 và Thủ tục khởi kiện đòi nợ
    4. Tội chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào ? Thủ tục khởi kiện hành vi lừa đảo
    5. Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Zalo
    6. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất ?
    7. Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự?
    8. Phân tích cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ? Hình phạt tội lừa đảo
    9. Hướng dẫn viết đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện nay ?
    10. Phân tích cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản ? Hình phạt khi chiếm đoạt tài sản
    Liên hệ
    Zalo
    Hotline