Làm chứng di chúc

Làm chứng di chúc

Ngày đăng: 21/07/2022

    Làm chứng di chúc

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho cá nhân, tổ chức khác sau khi mình qua đời. Di chúc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: di chúc miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc có công chứng, chứng thực. Trong đó di chúc có người làm chứng sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro phát sinh sau khi người lập di chúc mất. Tuy nhiên không phải mọi cá nhân đều hiểu rõ việc Làm chứng di chúc, điều kiện của người làm chứng di chúc vì vậy CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP xin được giới thiệu bài viết sau.

    1. Ý nghĩa việc làm chứng di chúc

    Di chúc là căn cứ phát sinh quyền thừa kế tài sản đối với người được nhận thừa kế chính vì vậy di chúc cần thể hiện rõ ràng cụ thể và cần có xác thực của người làm chứng:

    • Việc làm chứng di chúc sẽ giúp xác thực được ý chí, nguyện vọng, tính tự nguyện của người để lại di sản tại thời điểm lập di chúc. Nếu sau này có tranh chấp về tính xác thực về nội dung của di chúc, hay giải thích về nội dung di chúc thì người làm chứng di chúc có thể xác thực lại, đó cũng là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp về di chúc
    • Di chúc có người làm chứng là sự lựa chọn bắt buộc đối với những người không biết chữ hoặc không thể viết được. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người để lại di sản phải tự viết di chúc của mình. Nếu người để lại di sản không viết được thì cần nhờ người khác viết và phải có hai người làm chứng.

    2. Người làm chứng di chúc

    Pháp luật  trao cho mọi cá nhân có quyền được làm chứng di chúc tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể làm chứng di chúc. Pháp luật có quy định những trường hợp cá nhân không được làm chứng di chúc để tạo ra sự bình đẳng, tôn trọng ý chí, nguyện vọng của người lập di chúc, tránh các trường hợp làm sai lệch ý chí của người lập di chúc. Cụ thể các trường hợp sau không được làm chứng di chúc:

    • Người thừa kế theo pháp luật, theo di chúc của người lập di chúc. Tức là những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng với người lập di chúc sẽ không được làm người làm chứng di chúc. Còn người kế theo di chúc là người được chỉ định hưởng di sản trong di chúc.
    • Người có quyền, nghĩa vụ có liên quan đến nội dung di chúc. Người có quyền và nghĩa vụ đến di chúc có thể là những người sau: người quản lý di sản, người được tặng cho tài sản, người có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ do người thừa kế chỉ định.
    • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
    • Người chưa thành niên là người từ 18 tuổi trở xuống
    • Người mất năng lực hành vi là người bị mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

    Hiện nay pháp luật có quy định về các trường hợp cấm không được làm chứng di chúc tuy nhiên để thực thi trên thực tế thì cần rất nhiều sự trung thực của người làm chứng và người lập di chúc vì chưa có một cơ chế giám sát, thi hành, kiểm tra các điều kiện của người làm chứng. Trong di chúc chỉ thể hiện sự cam kết của người làm chứng chứ không có bất cứ chứng cứ nào về việc người làm chứng không rơi vào trường hợp cấm.

    3. Thủ tục làm chứng di chúc

    Để lập di chúc có người làm chứng thì người lập di chúc hoặc người thân của người lập di chúc thức hiện các bước sau:

    • Trước khi có ý định lập di chúc người lập di chúc lên danh sách các người làm chứng
    • Xem xét các người làm chứng có thuộc trường hợp pháp luật cấm hay không, nếu có thì phải loại bỏ
    • Mời các người làm chứng đến địa điểm soạn thảo di chúc
    • Người lập di chúc thể hiện ý chí của mình về việc định đoạt tài sản, người soạn thảo lập di chúc trong đó thể hiện sự có mặt của các người làm chứng;
    • Đọc di chúc cho người để lại di sản và các người làm chứng nghe,
    • Người để lại di sản ký tên trước sự chứng kiến, yêu cầu các người làm chứng ký hoặc điểm chỉ vào di chúc

    Lưu ý:

    • Nội dung di chúc bằng văn bản có người làm chứng cần thỏa mãn quy định tại Điều 632, 632 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
    • Người làm chứng có thể đồng thời là người soạn thảo di chúc

    4. Dịch vụ làm chứng di chúc của CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP

    • Tư vấn điều kiện của người làm chứng di chúc
    • Tư vấn các trường hợp phải lập di chúc có người làm chứng
    • Tư vấn thủ tục lập di chúc có người làm chứng
    • Tư vấn nội dung di chúc có người làm chứng
    • Làm chứng di chúc cho người lập di chúc
    • Lưu trữ di chúc
    • Tư vấn sửa đổi, hủy bỏ, giải thích di chúc có người làm chứng
    • Soạn thảo di chúc thể hiện ý chí của người để lại di sản
    • Tư vấn thủ tục công chứng, chứng thực di chúc có người làm chứng
    • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan di chúc có người làm chứng

    5. Lý do bạn lựa chọn dịch vụ làm chứng di chúc của CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP

    • Được tư vấn miễn phí các quy định pháp luật về thừa kế
    • Nhân sự thực hiện các công việc của khách hàng là các chuyên viên, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế
    • Được tư vấn lựa chọn những phương án giải quyết hợp pháp, tránh được tranh chấp phát sinh liên quan đến thừa kế
    • Được loại bỏ những tranh chấp, rủi ro phát sinh liên quan đến thừa kế
    • Thủ tục thực hiện nhanh gọn, chính xác, hợp pháp
    • Được hưởng những ưu đãi nếu tiếp tục sử dụng những gói dịch vụ pháp lý khác của công ty
    • Thông tin vụ việc khách hàng được bảo mật tuyệt đối
    Liên hệ
    Zalo
    Hotline