Giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai
Đất đai là loại tài sản có giá trị cao, những tranh chấp đất đai diễn ra rất phổ biến. Thực tế chứng minh rằng: người dân thường ít hiểu biết pháp luật cho nên không biết thực hiện thủ tục để đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc cũng có trường hợp người dân không biết mình bị thiệt hại về quyền lợi.
Bằng kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn sâu trong lĩnh vực tư vấn đất đai, CÔNG TY LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP đi tiên phong trong việc cung cấp Dịch vụ Giải quyết tranh chấp đất đai trong phạm vi toàn quốc.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn để giải quyết đất đai:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn để giải quyết đất đai là: Luật đất đai năm 2013, Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai /tranh chấp về quyền sử dụng đất tùy thuộc vào tình trạng pháp lý của đất bị tranh chấp:
- Nếu một trong các đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật thì cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân;
- Nếu các đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn một trong hai cơ quan để giải quyết tranh chấp: UBND hoặc Tòa án nhân dân.
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
a. Hoà giải là bước đầu tiên để giải quyết tranh chấp đất đai
Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Theo đó, để được cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc tranh chấp đất đai, các đương sự phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã.
b. Khiếu nại hoặc khởi kiện tranh chấp đất đai
Trường hợp hòa giải không thành, một trong các đương sự có quyền gửi hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp tới cơ quan có thẩm quyền theo như trên. Nếu gửi tới Tòa án thì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo luật tố tụng dân sự. Nếu gửi tới UBND thì thủ tục được thực hiện theo thủ tục khiếu nại hành chính và tố tụng hành chính.
4. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai:
Thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai/ tranh chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
Trường hợp giải quyết tại Tòa án:
- Đơn khởi kiện;
- Biên bản hòa giải;
- Chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện;
- Văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn.
Trường hợp giải quyết tại UBND:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp;
- Biên bản hòa giải;
- Tài liệu khác.
5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai của CÔNG TY TNHH LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP
CÔNG TY TNHH LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
- Tư vấn soạn thảo tài liệu có liên quan;
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp;
- Tham gia cùng khách hàng thương lượng, hòa giải tranh chấp;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi việc xử lý hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
- Tham gia tố tụng hoặc tham gia khiếu kiện hành chính trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (bạn hãy tham khảo dịch vụ CÔNG TY TNHH LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP)
Khách hàng có thể lựa chọn những dịch vụ được liệt kê ở trên. Trường hợp khách hàng mong muốn CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÌNH DƯƠNG – GROUP hỗ trợ toàn bộ thủ tục (cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng giải quyết tranh chấp), các Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ thực hiện những công việc sau:
a. Phân tích vụ việc và đưa ra chiến lược giải quyết tranh chấp đất đai:
Sau khi khi tiếp nhận vụ việc, luật sư được chỉ định của chúng tôi sẽ xem xét khía cạnh pháp lý của tranh chấp và yêu cầu của khách hàng để đưa ra chiến lược giải quyết hợp lý nhất:
- Tình trạng thực tế của nhà đất đang bị tranh chấp (chủ thể đang chiếm hữu, hiện trạng tranh chấp,…)
- Tình trạng pháp lý của nhà đất đang bị tranh chấp (có hay không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất?);
- Nguồn gốc của nhà đất;
- Chứng cứ;
- Những quy định của pháp luật có liên quan;
- Những vấn đề khác.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin trên, chúng tôi sẽ phân tích và tư vấn khách hàng hướng giải quyết vụ việc.
b. Thương lượng, hòa giải và chuẩn bị hồ sơ nếu khởi kiện:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, nếu xét thấy các bên có thiện chí, chúng tôi sẽ thương lượng, hòa giải để đạt được thỏa thuận tối ưu nhất cho khách hàng nhằm tránh những chi phí phát sinh trong qúa trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp không thể thương lượng hòa giải, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
c. Nộp hồ sơ và theo dõi việc xử lý hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai:
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng nộp hồ sơ đến đúng cơ quan có thẩm quyền. Chúng tôi sẽ đảm bảo hồ sơ được chấp nhận và theo dõi việc xử lý hồ sơ, chuẩn bị tham gia phiên tòa giải quyết tranh chấp. Để biết thêm thông tin, bạn nên đọc bài viết Dịch vụ luật sư khởi kiện và tranh tụng vụ án