SO SÁNH GIỮA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI & TÒA ÁN

SO SÁNH GIỮA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI & TÒA ÁN

Ngày đăng: 14/01/2024

    Trước nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đối với các doanh nghiệp khi thực hiện việc mua bán cần phải nắm bắt nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại tòa án và những trung tâm trọng tài uy tín, cũng như nhận biết được lợi ích từ việc đưa nôi dung tranh chấp, lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp phù hợp và tinh gọn nhằm giảm thiểu chi phí cho Doanh nghiệp cũng như giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả;

    Hiện nay, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Trong những năm gần đây, các Trung tâm trọng tài tại Việt Nam đã thành công trong việc giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp cả trong nước và quốc tế, đều liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác. Các bên tranh chấp đến từ hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam và từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam.

    Vậy giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là gì? Đặc điểm và nguyên tắc của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì? Cùng Công ty Luật Bình Dương tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

    1.  Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là gì?

    Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên có vai trò như một bên thứ ba độc lập với mục đích chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra quyết định trọng tài buộc các bên liên quan phải tuân theo và thực hiện. Điều này giúp tạo ra một cơ chế công bằng để giải quyết tranh chấp thương mại.

    1. Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

    giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ, thực hiện thông qua việc các bên tranh chấp tự nguyện chọn lựa để giải quyết các tranh chấp thương mại và có những đặc điểm cơ bản như sau:

    ĐẶC ĐIỂM THỨ 1: Trọng tài chỉ thực hiện giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu từ các bên tranh chấp và vụ án đó thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu giải quyết vấn đề thông qua phương thức trọng tài để đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại của các bên liên quan. Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài được ghi nhận thông qua thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có thể được ký kết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, thỏa thuận trọng tài phải tuân theo quy định của pháp luật và có hiệu lực. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại bao gồm:

    • Các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
    • Các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên tham gia vào hoạt động thương mại;
    • Các tranh chấp khác giữa các bên được quy định bởi pháp luật để giải quyết thông qua trọng tài.

    Tuy nhiên, các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vụ tranh chấp sẽ nằm ngoài thẩm quyền của trọng tài như sau (trừ khi có thỏa thuận khác của các bên hoặc quy định khác của pháp luật):

    • Có quyết định của toà án hủy phán quyết của trọng tài hoặc hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận thỏa thuận của các bên;
    • Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp thương mại của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài được quy định tại khoản 1 Điều 43 và các điểm a, b, d, và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
    • Tranh chấp thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, và 5 của Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao.

    ĐẶC ĐIỂM THỨ 2: Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các Trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài bao gồm một Trọng tài viên độc lập hoặc một hội đồng với nhiều Trọng tài viên. Các Trọng tài viên này có thể được lựa chọn bởi các bên liên quan hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp thương mại, theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Bên cạnh đó, các trọng tài viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Đặc biệt, các Trọng tài viên là những cá nhân hoặc chuyên gia không thuộc hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, và họ không phải là cán bộ, công chức, hay viên chức.

    ĐẶC ĐIỂM THỨ 3: Quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài đảm bảo sự kết hợp giữa thỏa thuận và phán quyết. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giúp bảo đảm quyền tự quyết của các bên tranh chấp một cách cao nhất. Các bên có thể tự do thỏa thuận và lựa chọn các Trung tâm trọng tài, Trọng tài viên, địa điểm giải quyết hay luật áp dụng,…

    Phán quyết của trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp thương mại và chấm dứt quá trình tố tụng trọng tài. Khác biệt với quyết định của toà án, phán quyết trọng tài được thực hiện dưới hình thức quyết định nhân danh và vì lợi ích của các bên tranh chấp (không mang tính quyền lực nhà nước). Phán quyết trọng tài có tính chất chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành và không thể bị kháng cáo hay kháng nghị.

    ĐẶC ĐIỂM THỨ 4: giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là một cơ chế giải quyết tranh chấp đặc biệt bảo vệ tính bí mật. Quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một quy trình độc lập và hầu hết các quy định pháp luật liên quan đều thừa nhận nguyên tắc xử lý trọng tài một cách kín đáo khi không có quy định khác từ các bên liên quan. Theo quy định của khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được thực hiện mà không công bố, trừ khi có sự thỏa thuận khác từ các bên. Tính bí mật được thể hiện rõ trong nội dung của vụ án và danh tính của các bên liên quan được bảo vệ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sự tin cậy trong quan hệ thương mại. Quy định về tính bảo mật này có tầm quan trọng lớn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và giúp giải quyết mối quan ngại về uy tín và thương hiệu nếu nội dung của tranh chấp được công khai.

    3. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI

    Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, hội đồng trọng tài phải tuân theo các nguyên tắc tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

    • Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên với điều kiện rằng thoả thuận không vi phạm quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức xã hội;
    • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, không chịu áp lực từ bên nào và phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật;
    • Các bên tranh chấp đều được đối xử bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi bên có thể thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của mình;
    • Quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thực hiện một cách không công khai, trừ khi có sự thỏa thuận khác từ các bên;
    • Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực từ ngày ban hành và không thể chống đối hay khiếu nại.

    4. CÁC HÌNH THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

    Trọng tài thương mại có hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc (còn gọi là trọng tài ad hoc) và trọng tài thường trực (còn gọi là trọng tài quy chế).

    4.1. Trọng tài vụ việc

    Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tham gia tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc tranh chấp thương mại cụ thể và sẽ chấm dứt tồn tại khi vụ việc đó được giải quyết. Trọng tài vụ việc có thể được mô tả qua các đặc trưng cơ bản như sau:

    • Trọng tài vụ việc được thành lập khi có tranh chấp phát sinh và ngừng hoạt động ngay khi vụ việc được giải quyết;
    • Không có trụ sở thường trực, không có cơ quan quản lý cụ thể và không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào.
    • Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp thương mại có thể được các bên thỏa thuận hoặc lựa chọn từ các quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài khác nhau.

    Mặc dù Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về trọng tài vụ việc, nhưng trên thực tế, hình thức này chưa được phát triển mạnh do đòi hỏi sự tự thực hiện toàn bộ quy trình bởi các bên tham gia, mà không có sự hỗ trợ từ Ban thư ký thường trực, và do đó, việc tham gia vào quy trình này đòi hỏi kinh nghiệm tố tụng trọng tài trước đó.

    4.2. Trọng tài thường trực

    Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) là hình thức trọng tài đặc trưng bởi sự tổ chức chặt chẽ, với hệ thống bộ máy, trụ sở hoạt động đều đặn, thường xuyên. Thông thường sẽ có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng cụ thể. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn và uy tín trên thế giới đều áp dụng mô hình được biết đến dưới các tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… Tuy nhiên, trung tâm trọng tài là hình thức phổ biến nhất và được tổ chức rộng rãi.

    5. Điều kiện giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại

    Căn cứ theo Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010, khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài thương mại cần đáp ứng những điều kiện như sau:

    • Trang chấp có thể được giải quyết bằng Trọng tài nếu có sự thoả thuận trọng tài từ các bên liên quan. Thỏa thuận này có thể được kí kết trước khi xảy ra tranh chấp hoặc sau khi tranh chấp đã nảy sinh.
    • Trong trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân đã qua đời hoặc mất khả năng hành vi, thoả thuận vẫn có giá trị đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật, trừ khi có thoả thuận khác giữa các bên.
    • Nếu một bên tham gia thoả thuận trọng tài là tổ chức và tổ chức đó dừng hoạt động, phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thoả thuận trọng tài vẫn có giá trị đối với tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ, trừ khi có thoả thuận khác giữa các bên.

    6. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

    Theo Điều 14 của Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về việc áp dụng luật để giải quyết tranh chấp đối với từng trường hợp như sau:

    • Trong trường hợp tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài sử dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp;
    • Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng pháp luật mà các bên đã chọn, nếu không có thỏa thuận về luật áp dụng, Hội đồng trọng tài sẽ tự quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất;
    • Trong trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp, miễn là việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

    7. Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài

    7.1. Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài quy chế

    Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài quy chế (Trung tâm trọng tài) được quy định như sau:

    • Giải quyết khiếu nại về quyết định của Hội đồng trọng tài: Trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được hoặc khi có tranh chấp về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
    • Giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ: Tòa án có thẩm quyền thu thập chứng cứ khi có yêu cầu từ bất kỳ bên nào trong quá trình giải quyết tranh chấp;
    • Giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của các bên;
    • Giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng: Tòa án có thẩm quyền triệu tập những người có liên quan đến tranh chấp để làm chứng;
    • Giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: Trong trường hợp có cơ sở, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định của trọng tài.

    Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài quy chế thể hiện vai trò quan trọng của Tòa án trong việc bảo đảm công bằng và tính chắc chắn của quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài.

    7.2. Trường hợp các bên không lựa chọn Tòa án có thẩm quyền

    theo quy định tại Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010, các Tòa án cấp tỉnh khác nhau sẽ có thẩm quyền giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài quy chế như sau:

    • Đối với giải quyết khiếu nại về quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được và tranh chấp liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tại địa điểm mà Hội đồng trọng tài đã ra quyết định. Nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định được xác định và ghi rõ trong quyết định của Hội đồng trọng tài.
    • Đối với giải quyết yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ: Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tại nơi có chứng cứ cần phải thu thập;
    • Đối với giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tại nơi mà biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
    • Đối với giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng: Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tại địa phương cư trú của người làm chứng;
    • Đối với giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tại địa điểm mà Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. Nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài được xác định và ghi trong Phán quyết trọng tài.

    8. Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Ưu điểm:

    • Thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn so với tố tụng tòa án trong lĩnh vực dân sự.
    • Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, giúp hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
    • Các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp để đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp.
    • Trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai, giúp các bên trong tranh chấp đảm bảo được uy tín của các bên trên thương trường.
    • Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước, phù hợp với các tranh chấp liên quan đến nước ngoài.
    • Được chọn trọng tài có kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp.
    • Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành, có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án để được cưỡng chế.

    Nhược điểm:

    • Kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thái độ và thiện chí của các bên.
    • Phán quyết của trọng tài không cưỡng chế cao và phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên.
    • Trọng tài gặp khó khăn trong giải quyết tranh chấp phức tạp và thiếu thông tin cá nhân nếu bên đó không hợp tác.
    • Doanh nghiệp hiện nay chưa quan tâm đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
    • Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên yêu cầu tòa án xem xét lại.

    9. Dịch vụ giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss (BBIAC)

    Dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss (BBIAC) có những ưu điểm như sau:

    • Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và chuyên nghiệp.
    • Cung cấp giải pháp phù hợp và tối ưu cho các tranh chấp thương mại.
    • Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí.
    • Bảo mật thông tin và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp.
    • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi giải quyết tranh chấp.
    • Phí dịch vụ hợp lý và minh bạch

    Trong khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, việc lựa chọn dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đúng là vô cùng quan trọng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm cùng quy trình giải quyết tranh chấp linh hoạt và tiết kiệm chi phí, trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss (BBIAC) là một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết tranh chấp thương mại của bạn.

    Liên hệ với trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss (BBIAC) để được tư vấn miễn phí!

     

    Zalo
    Hotline