Xin phép xây dựng, Hoàn công nhà
THỦ TỤC HỢP THỨC HÓA NHÀ ĐẤT - CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG - HOÀN CÔNG XÂY DỰNG NHÀ
Xin giấy phép xây dựng và hoàn công xây dựng nhà, hợp thức hóa nhà đất là một trong những thủ tục pháp lý không thể thiếu để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Đây là những thủ tục pháp lý không khó nhưng đòi hỏi tốn khá nhiều thời gian và chi phí đi lại của khách hàng. Hiểu được điều đó, Công ty Luật Bình Dương - Group chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng nhà và thực hiện các thủ tục hoàn công xây dựng nhà, hợp thức hóa nhà đất.
I. HỢP THỨC HÓA NHÀ ĐẤT
Hợp thức hoá nhà đất là gì?
Hợp thức hoá nhà đất hay còn gọi là làm sổ hồng, sổ đỏ. Là thủ tục hành chính liên quan đến việc công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thông qua: Tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, hợp thửa, tách thửa hay là đăng bộ...
Theo quy định của Luật đất đai 2013, người sử dụng đất muốn tiến hành hợp thức hóa đất đai cần phải tuân thủ các điều kiện để được hợp thức hóa đã được liệt kê trong luật này.
Công ty Luật Thịnh Vượng chuyên tư vấn hợp thức hóa nhà đất, hướng dẫn hồ sơ và trình tự thủ tục thực hiện hợp thức hóa nhà đất như sau:
1. Các trường hợp hợp thức háo nhà đất.
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Thành phần hồ sơ:
- Khách hàng cung cấp cho chúng tôi các giấy tờ nêu trên;
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu;
- Các giấy tờ khác.
3. Sau khi cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết thì Công ty Luật TNHH thịnh Vượng sẽ tiến hành hợp thức hóa nhafddaats cho quý khách hàng.
II. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Giấy phép xây dựng gồm:
a) Giấy phép xây dựng mới;
b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
c) Giấy phép di dời công trình.
Sau đây là một số vấn đề cơ bản về pháp lý xây dựng:
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Trường hợp cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, tượng đài, quảng cáo... cần những giấy tờ đặc thù khác.
2. Thẩm quyền cấp phép xây dựng
- Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
3. Thời hạn giấy phép xây dựng
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.
III. THỦ TỤC HOÀN CÔNG XÂY DỰNG NHÀ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng nhà ở được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD, cụ thể như sau:
Về hồ sơ, bao gồm:
1) Giấy phép xây dựng.
2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.”
Nộp hồ sơ tại:
- UBND quận, huyện: Nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện;
- UBND xã: Nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính.